Phân viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam tại Huế (Phân viện Huế) là tổ chức sự nghiệp khoa học, trực thuộc Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam, có chức năng nghiên cứu, triển khai hoạt động khoa học về văn hóa, nghệ thuật và văn hóa du lịch tại các tỉnh miền Duyên hải miền Trung và Bắc Tây Nguyên.
Phân viện Huế được thành lập ngày 25/2/1999 theo Quyết định số 06/1999/QĐ-BVHTT của Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), trụ sở hiện đặt tại 06 Nguyễn Lương Bằng, phường Phú Hội, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.
1. Tên gọi
Là một bộ phận của Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam, trải qua các thời kỳ khác nhau, Phân viện Huế đã nhiều lần thay đổi tên gọi:
- Phân viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật tại thành phố Huế (1999 - 2003)
- Phân viện Nghiên cứu Văn hóa thông tin tại Huế (2004 - 2007)
- Phân viện Văn hoá nghệ thuật Việt Nam tại Huế (2008 - 2013).
- Từ năm 2014 đến nay, Phân viện chính thức có tên gọi Phân viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam tại Huế, theo quyết định số 3387/QĐ-BVHTTDL ngày 14/10/2014 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
2. Vai trò, nhiệm vụ
Phân viện có nhiệm vụ tham gia, thực hiện các nhiệm vụ do Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam phân công; phối hợp tham gia và hỗ trợ các hoạt động chuyên môn của Viện trên địa bàn các tỉnh Duyên hải miền Trung và Bắc Tây Nguyên;
Xây dựng kế hoạch nghiên cứu dài hạn, hàng năm của Phân Viện tại Huế về lý luận, lịch sử, văn hóa, gia đình, nghệ thuật, thể thao và du lịch ở các tỉnh Duyên hải miền Trung, Bắc Tây Nguyên trình Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt;
Xây dựng kế hoạch hợp tác, liên doanh, nhận tài trợ của các cơ quan đơn vị, cá nhân trên địa bàn các tỉnh Duyên hải miền Trung, Bắc Tây Nguyên; góp vốn bằng tiền, tài sản, giá trị quyền sở hữu trí tuệ để hoạt động khoa học và công nghệ, báo cáo và tổ chức thực hiện theo sự chỉ đạo của Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam; phối hợp chặt chẽ với Phân viện tại Thành phố Hồ Chí Minh trong hoạt động chuyên môn trên địa bàn các tỉnh Nam Tây Nguyên và Nam Bộ;
Xây dựng kế hoạch hoạt động dịch vụ về nghiên cứu khoa học, tư vấn bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa nghệ thuật phù hợp trên địa bàn các tỉnh Duyên hải miền Trung, Bắc Tây Nguyên theo quy định hiện hành;
Phối hợp với các Phòng, Ban, Khoa, Tạp chí Văn hóa học của Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam, tổ chức các hoạt động: Hội nghị, Hội thảo, Tọa đàm khoa học về văn hóa nghệ thuật và văn hóa du lịch trên địa bàn các tỉnh Duyên hải miền Trung, Bắc Tây Nguyên; xây dựng kế hoạch xuất bản sách, kỷ yếu hội thảo khoa học; tham gia viết bài cho Tạp chí, đăng tải trên Website; phát hành Tạp chí tại các tỉnh Duyên hải miền Trung, Bắc Tây Nguyên; tham gia hoạt động hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ, báo cáo, tổ chức thực hiện theo sự chỉ đạo của Viện trưởng và quy định pháp luật.
3. Cơ cấu tổ chức
1. Lãnh đạo Phân viện tại Huế:
- Phân viện Trưởng
- Phó Phân viện Trưởng.
2. Các phòng ban chức năng, chuyên môn:
- Phòng Hành chính, Quản trị, Tư liệu;
- Ban Nghiên cứu Chính sách Văn hóa Nghệ thuật Trường Sơn, Bắc Tây Nguyên;
- Ban Nghiên cứu Chính sách Văn hóa Nghệ thuật Duyên hải miền Trung và Huế.
4. Nhân lực
Từ khi thành lập đến nay, Phân viện Huế đã không ngừng chú trọng phát triển nguồn nhân lực, về mặt số lượng lẫn chất lượng. Ngoài 06 cán bộ hành chính, kế toán, Phân viện Huế hiện nay có 15 nghiên cứu viên, trong đó có:
- 01 Tiến sĩ chuyên ngành Văn hóa học
- 04 Nghiên cứu sinh chuyên ngành Văn hóa học, Hán Nôm
- 06 Thạc sĩ chuyên ngành Dân tộc học, Ngôn ngữ học
- 02 học viên cao học chuyên ngành Dân tộc học
- 02 cử nhân chuyên ngành Hán Nôm và Lịch sử Việt Nam
5. Các công trình đã xuất bản
- Tín ngưỡng thờ Mẫu ở miền Trung Việt Nam, Nxb. Thuận Hoá, 2000.
- Champa - Tổng mục lục các công trình nghiên cứu, Phân viện Nghiên cứu Văn hoá - Thông tin tại Huế xuất bản, 2002.
- Di sản văn hoá nhà vườn xứ Huế và vấn đề bảo tồn, Tuyển tập, Phân viện Nghiên cứu Văn hoá - Nghệ thuật tại Huế, Sở Văn hoá - Thông tin Thừa Thiên Huế - Văn phòng Festival Huế xuất bản, 2002.
- Làng Di sản Phước Tích, Tuyển tập, Huế: Hội Kiến trúc sư Việt Nam - Sở Văn hoá Thông tin Thừa Thiên Huế - Ủy ban nhân dân huyện Phong Điền xuất bản, 2004.
- Tiếp cận văn hoá nghệ thuật miền Trung, 02 tập, Phân viện Nghiên cứu Văn hoá - Thông tin xuất bản, 2004.
- Katu - Kẻ sống đầu ngọn nước, Nxb. Thuận Hoá, 2004.
- Văn hoá làng miền núi Trung Bộ - giá trị truyền thống và những bước chuyển lịch sử (Dẫn liệu từ miền núi Quảng Nam), Nxb. Thuận Hoá, 2005.
- Hải Cát - Đất và Người, Nxb. Thuận Hoá, 2006.
- Văn hoá Việt Nam - Tổng mục lục các công trình nghiên cứu (Tập I: Những vấn đề chung), Huế: Nxb. Thuận Hoá, 2006.
- Mạch sống của hương ước trong làng Việt Trung Bộ (dẫn liệu từ làng xã ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế), Nxb. Thuận Hoá, 2007.
- Hoa trên núi đá: bức tranh các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Bình, Nxb. Thống Kê, 2007.
- Người Tà Ôi ở A Lưới - Thừa Thiên Huế, Nxb. Văn hoá Dân tộc, 2007.
- Văn hoá Việt Nam - Tổng mục lục các công trình nghiên cứu (Tập 2: Văn hóa vật thể) Nxb. Thuận Hoá, 2008.
- Nhận thức về miền Trung Việt Nam: hành trình 10 năm tiếp cận, Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam-Phân viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam tại Huế - Huế, Nxb. Thuận Hóa, 2009.
- Từ kẻ Đôộc đến Phước Tích-chân dung ngôi làng gốm cổ bên dòng Ô Lâu, Nxb. Thuận Hóa, 2011.
- Mỹ thuật thời chúa Nguyễn, Nxb. Thuận Hóa, 2014.
- Kiến trúc truyền thống và Cộng đồng, Nxb. Thuận Hóa, 2014.
- Danh gia xứ Nghệ-Đại tư đồ Xuân Quận Công Nguyễn Nghiễm, Nxb. Thuận Hóa, 2015.
6. Các đề án, đề tài nhiệm vụ khoa học đã chủ trì, tham gia, phối hợp
Tên đề tài
|
Cấp quản lý
|
Năm thực hiện
|
Lối sống của sinh viên hiện nay ở Huế
|
Đề tài NCKH cấp Viện, Viện VHNT Việt Nam
|
2001
|
Di sản văn hóa nhà vườn Huế và vấn đề bảo tồn
|
Đề tài NCKH cấp Viện, Viện VHNT Việt Nam
|
2001
|
Mười nghề thủ công truyền thống ở Thừa Thiên Huế
|
Đề tài thuộc Chương trình sưu tầm nghiên cứu văn hóa phi vật thể của Bộ VHTT
|
2001-2002
|
Tranh làng sình ở Huế
|
Đề tài thuộc Chương trình sưu tầm nghiên cứu văn hóa phi vật thể của Bộ VHTT
|
2001-2002
|
Khảo sát thực trạng đời sống tộc người Chứt ở Quảng Bình
|
Đề tài thuộc Chương trình sưu tầm nghiên cứu văn hóa phi vật thể của Bộ VHTT
|
2002
|
Khảo sát thực trạng lễ hội ăn cơm mới của người Cơtu ở huyện Nam Đông, TT Huế
|
Đề tài thuộc Chương trình sưu tầm nghiên cứu văn hóa phi vật thể của Bộ VHTT
|
2003
|
Đặc trưng văn hóa tộc người Katu ở Việt Nam
|
Đề tài thuộc Chương trình sưu tầm nghiên cứu văn hóa phi vật thể của Bộ VHTT
|
2002-2003
|
Văn hóa làng Việt ven biển Cảnh Dương, Quảng Bình
|
Đề tài thuộc Chương trình sưu tầm nghiên cứu văn hóa phi vật thể của Bộ VHTT
|
2003-2004
|
Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nhằm phát triển sản xuất, góp phần xoá đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc Cơ Tu
|
Đề án khoa học, Chương trình nghiên cứu Việt Nam - Hà Lan. Trung Tâm PTNT miền Trung
|
2004
|
Điều tra, xác định lại thành phần dân tộc các nhóm Pahy, Paco thuộc dân tộc Tà ôi; xác định tộc danh, tên tự gọi của các nhóm Khùa, Trì, Ma coong, Bru, Vân Kiều, thuộc dân tộc Bru Vân Kiều
|
Viện Dân tộc học và Viện Ngôn ngữ học, thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam
|
2005
|
Điều tra tổng quan di sản văn hóa phi vật thể dân tộc Tà Ôi huyện A Lưới,
|
Đề tài thuộc Chương trình sưu tầm nghiên cứu văn hóa phi vật thể của Bộ VHTT
|
2005
|
Văn hoá làng các dân tộc thiểu số Quảng Nam
|
Sở KHCN Quảng Nam
|
2003-2005
|
Dân ca dân nhạc dân vũ các dân tộc thiểu số ở Thừa Thiên Huế
|
Sở KHCN Thừa Thiên Huế
|
2005-2006
|
Lễ hội đâm trâu truyền thống của người Katu
|
Viện VHNT Việt Nam
|
2005-2006
|
Hệ món ăn thường nhật trong ngôi chùa Huế xưa
|
Đề tài NCKH cấp Viện, Viện VHNT Việt Nam
|
2006
|
Các nghệ nhân lão thành trong lĩnh vực ca Huế
|
Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hoá (Bộ VHTTDL)
|
2006
|
Di sản hương ước – hương lệ trong đời sống làng Việt miền Trung
|
Đề tài NCKH cấp Bộ (Bộ VHTT)
|
2005-2006
|
Tổng quan di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc Vân Kiều ở Bắc Trung Bộ
|
Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hoá (Bộ VHTTDL)
|
2007-2008
|
Tìm hiểu sự thay đổi văn hoá truyền thống ở Thừa Thiên Huế dưới tác động của phát triển kinh tế và quá trình đô thị hoá qua các thời kỳ lịch sử
|
Chương trình nghiên cứu của Viện nghiên cứu Văn hoá Á châu, Đại học Toyo, Nhật bản
|
2007-2008
|
Lễ hội cầu ngư làng Thai Dương Hạ, Thuận An, Thừa Thiên Huế
|
Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa phi vật thể (Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch)
|
2007-2008
|
Sưu tầm bảo tồn phong tục tín ngưỡng của cư dân thủy diện đầm phá Thừa Thiên Huế
|
Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa phi vật thể (Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch)
|
2009-2010
|
Cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm cải thiện đời sống, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc Chứt ở Quảng Bình
|
Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hoá giai đoạn 2006 2010 (Bộ VH-TT-DL)
|
2009-2010
|
Những luận cứ phát triển bền vững văn hóa Thừa Thiên Huế giai đoạn 2010 – 2020
|
Đề tài cấp Nhà nước: Những luận cứ phát triển bền vững văn hóa Thừa Thiên Huế giai đoạn 2010 - 2020
|
2010-2012
|
Nghiên cứu tác động của sự phát triển đô thị đối với đời sống văn hóa - xã hội của cộng đồng người Katu ở huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng
|
Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng
|
2010-2011
|
Điều tra, khảo sát hệ thống di sản văn hóa lưu vực sông Ba (Phú Yên)
|
Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa phi vật thể (Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch)
|
2010-2011
|
Bảo tồn và phát huy di sản làng xã trong phát triển du lịch - nghiên cứu thí điểm và thực hiện tại làng gốm cổ Phước Tích (Phong Hòa, Phong Điền, Thừa Thiên Huế)
|
Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam
|
2010-2012
|
Nghiên cứu, xây dựng mô hình cải thiện đời sống, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Chứt ở Quảng Bình.
|
Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hoá giai đoạn 2006 2010 (Bộ VH-TT-DL)
|
2010-2011
|
Kiểm kê khoa học Di sản văn hóa phi vật thể bài chỏi tỉnh Thừa Thiên Huế
|
Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hoá giai đoạn năm 2010 (Bộ VH-TT-DL)
|
2011-2012
|
Khảo sát, nghiên cứu và định hướng bảo tồn các di tích, di vật thời chúa Nguyễn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
|
Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Đà Nẵng
|
2012-2013
|
Bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật Ca Huế
|
Đề tài cấp Bộ (Bộ VHTTDL)
|
2012-2013
|
Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp phát triển bền vững loại hình du lịch văn hóa tâm linh trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
|
Đề tài cấp tỉnh
Sở KHCN Thừa Thiên Huế
|
2012-2013
|
Nghiên cứu các giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội văn hóa dân gian Quảng Nam
|
Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng
|
2013-2014
|
Phát huy định chế gia tộc và định chế làng xã truyền thống vào xây dựng nông thôn mới ở các tỉnh miền Trung
|
Đề tài cấp Bộ (Bộ VHTTDL) Viện VHNT quốc gia Việt Nam
|
2013-2014
|
Xây dựng cơ chế chính sách và giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam là Di sản Thế giới
|
Đề tài cấp Bộ (Bộ VHTTDL) Viện VHNT quốc gia Việt Nam
|
2013-2014
|
Bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số vùng di dân tái định cư ở miền Trung do xây dựng các công trình thủy điện
|
Đề tài cấp bộ (Bộ VHTTDL) Viện VHNT quốc gia Việt Nam
|
2013-2014
|
Nghiên cứu xây dựng hình thức quảng bá du lịch bằng công cụ website cho làng di sản Phước Tích, xã Phong Hòa, Phong Điền, TT Huế
|
Đề tài NCKH cấp Viện
Viện VHNTQG Việt Nam
|
2013-2014
|
Khảo sát thực trạng đám cưới hiện nay của người Katu ở Quảng Nam” (Trường hợp ở làng Xà Ơi I, xã A vương, huyện Tây Giang, Quảng Nam
|
Đề tài NCKH Phân
Viện VHNTQG Việt Nam tại Huế
|
2014
|
Nghiên cứu giá trị đặc trưng và đề xuất hướng bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống làng Việt Quảng Nam
|
Sở KHCN Quảng Nam
|
2014-2015
|
Nghiên cứu hỗ trợ phục hồi nhà cộng đồng truyền thống ở miền núi Quảng Nam
|
Đại học Kyoto, Trường Sau Đại học Nghiên cứu Môi trường toàn cầu (Đại học Kyoto) và Khoa Kiến trúc (Trường Đại học Khoa học Huế)
|
2014-2015
|
Sự xuống cấp đạo đức ở nước ta hiện nay: nguyên nhân và giải pháp khắc phục
|
Đề tài cấp Bộ (Bộ VHTTDL) Viện VHNT quốc gia Việt Nam
|
2014-2015
|
Tiếp cận tượng thờ Hindu giáo: Từ tháp Chăm đến chùa miếu Việt
|
Quỹ Rosenburg (Thủy Điển)
|
2015-2016
|
Văn hóa biển đảo Bắc Trung Bộ - bảo tồn và phát huy giá trị
|
Viện VHNTQG Việt Nam
|
2015-2016
|
7. Giải thường cho các công trình xuất bản
Tên công trình
|
Giải thường
|
Năm
|
Katu - Kẻ sống đầu ngọn nước
|
Giải Bạc Sách Hay Toàn quốc
|
2005
|
Văn hóa làng miền núi Trung Bộ Việt Nam – giá trị truyền thống và những bước chuyển lịch sử
|
Giải nhất
Hội Nhân học và Dân tộc học Việt Nam
|
2006
|
Văn hoá làng miền núi Trung Bộ - giá trị truyền thống và những bước chuyển lịch sử
|
Giải vàng Sách Hay Toàn quốc
|
2007
|
Mạch sống hương ước làng Việt Trung Bộ” (Dẫn liệu từ các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên)
|
Giải Nhì B
Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam năm 2008. Giấy khen thưởng số 16/VNDG-2008
|
2008
|
Mạch sống hương ước làng Việt Trung bộ” (Dẫn liệu từ các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên)
|
Giải thưởng Cố Đô lần IV
Hội LHVHNT Thừa Thiên Huế.
|
2010
|
Từ kẻ Đôộc đến Phước Tích: chân dung ngôi làng gốm cổ bên dòng Ô Lâu
|
Giải Ba B
Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam năm 2011. Bằng chứng nhận số 058/VNDG-2100, ngày 27/12/2011
|
2011
|
Cụm công trình Tiếp cận Văn hóa Nghệ thuật vùng Huế và miền Trung
|
Giải B Giải thưởng Cố đô về Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế lần 2 năm 2011
|
2011
|